Storytelling: Cách Tiếp Thị Chạm Đến Cảm Xúc Khách Hàng

Tiếp thị, truyền thông đã không còn là một công việc có cũng được mà không có cũng chẳng sao như suy nghĩ trước đây nữa. Bởi, để tạo ấn tượng và sự chú ý của khách hàng, marketing là công đoạn không thể thiếu. Trong số những hình thức tiếp thị, storytelling - kể chuyện - được xem là cách truyền thông phổ biến và hiệu quả nhất.
Storytelling: Cách Tiếp Thị Chạm Đến Cảm Xúc Khách Hàng
Thời gian trước, chỉ cần chất lượng sản phẩm tốt là thương hiệu của bạn đã được các khách hàng “truyền miệng” giúp cho tên tuổi ngày càng nổi tiếng. Nhưng ngày nay, khi chất lượng được chú trọng, dịch vụ cũng trở nên tốt hơn, thậm chí, không hề có sự chênh lệch nhiều giữa các hàng quán. Lúc này, tiếp thị trở thành công cụ giúp các quán vượt qua được đối thủ của mình. Trong số những phương thức truyền thông, storytelling được xem là cách hiệu quả nhất để chạm đến cảm xúc khách hàng và khiến cho thương hiệu, sản phẩm được lưu lại trong tiềm thức một thời gian dài. Nếu bạn vẫn chưa biết đến cách thức tiếp thị này hoặc chưa thực hiện hiệu quả, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

1. Tìm hiểu về storytelling trong tiếp thị

Có lẽ bạn đã từng ấn tượng với những hình ảnh hay video quảng cáo về những câu chuyện gia đình, bạn bè hay sự vươn lên nào đó của một người bình thường hoặc 1 ngôi sao chuyên nghiệp. Và những cách tiếp thị sản phẩm như vậy sẽ được biết đến là storytelling – kể chuyện. Bằng hình thức này, các sản phẩm, dịch vụ sẽ được tiếp thị một cách gián tiếp thông qua một câu chuyện của một hay nhiều nhân vật chính. Hình thức quảng cáo này thường tạo ra được nhiều ấn tượng nhờ vào ý nghĩa và bài học mà câu chuyện mang đến. Hoặc đôi khi, những chiến lược tiếp thị này được khách hàng nhờ đến chỉ bởi, khách hàng đã tìm thấy được câu chuyện của mình trong đó.
Hình thức tiếp thị kể chuyện là việc bạn sử dụng những mẩu chuyện gần gũi và lồng ghép thương hiệu của mình trong câu chuyện (Nguồn: Internet)
Đây được xem là một hướng tiếp thị hiệu quả, bởi cách quảng bá này có thể nhận được sự chú ý từ bất kỳ ai, dù cho là người lớn tuổi hay giới trẻ. Vì mỗi người đều có câu chuyện riêng của mình. Chưa kể, bản thân của chủ quán hay thương hiệu cũng có riêng những câu chuyện, và chính những mẩu chuyện này sẽ trở thành những nguồn tư liệu để tạo nên một chiến dịch tiếp thị thành công.

Bên cạnh đó, với cách thức truyền thông này, bạn hoàn toàn có thể thực hiện theo dài hạn hoặc ngắn hạn, chứ không bị bó buộc theo một khoảng thời gian nhất định. So sánh với các hình thức khác như tiếp thị theo xu hướng – bắt trend – thường chỉ hiệu quả trong ngắn hạn, từ vài tuần hoặc tối đa 1 – 2 tháng. Đồng thời, storytelling cũng ngày càng phổ biến bởi các thương hiệu có thể đa dạng hóa các định dạng sản xuất, từ hình ảnh, video hay thậm chí là phim ngắn. Trong khi với những cách thức khác, bạn sẽ cần lên những nội dung riêng cho những định dạng khác nhau.

2. Những lợi ích khi truyền thông theo cách kể chuyện

Không phải ngẫu nhiên mà hình thức kể chuyện lại được áp dụng ngày càng nhiều trong lĩnh vực tiếp thị, cách quảng bá này được ưa dùng bởi những lợi ích mà nó mang lại. Điểm đầu tiên khiến storytelling được ưa thích chính là sự hiệu quả, khả năng lan truyền cũng như cảm xúc mà nó mang lại. Nếu như những cách thức tiếp cận khác có thể được lòng khách hàng này nhưng lại mang đến cảm nhận tiêu cực với khách hàng khác.

Khách hàng dễ dàng tìm thấy câu chuyện của bản thân nên hình thức này thường có tính lan tỏa rất rộng rãi (Nguồn: Internet)
Thì chắc rằng, với những câu chuyện được kể trong tiếp thị, dù ít hay nhiều, thì khách hàng luôn được tạo một cảm xúc nhất định từ nghệ thuật kể chuyện. Vì câu chuyện thường mang tính cá nhân, do đó, khách hàng sẽ ít “đả kích” hơn dù cho đôi khi họ có những cảm nhận không mấy tích cực. Đồng thời, những câu chuyện hay ho cũng dễ khiến mọi người cảm thấy hứng thú và sẵn sàng chia sẻ đến những người xung quanh, nhờ đó, việc tiếp thị sẽ được lan truyền rộng rãi hơn.

Điểm lợi thứ 2 của cách thức này là những quảng cáo của bạn sẽ không bao giờ lỗi thời. Do đó, bạn có thể sử dụng lại cho những chiến lược tiếp thị của mình. Chính điều này sẽ giúp cho thương hiệu của bạn luôn được duy trì trong nhận thức của khách hàng. Đồng thời, yếu tố này cũng giúp bạn tiết kiệm được đáng kể chi phí, trong khi với những hình thức khác, bạn cần phải liên tục đầu tư để cho ra những nội dung tiếp thị mới lạ và sáng tạo hơn nữa.

Một yếu tố nữa khiến cho hình thức này trở nên thông dụng chính là sự đa dạng. Bởi với cách kể chuyện, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn rất nhiều cách thể hiện khác nhau. Điều này giúp cho các chủ quán dễ dàng hơn trong việc tiếp cận, vì mỗi nhóm khách hàng sẽ có những nhu cầu và sở thích khác nhau. Chính sự đa dạng này giúp cho chiến lược quảng cáo tiếp cận được nhiều hơn với khách hàng. Bên cạnh đó, nội dung của hình thức này cũng vô cùng phong phú, bởi cảm hứng có thể đến từ bất kỳ đâu với vô vàn nhiều góc nhìn để khai thác. Điển hình, cùng là câu chuyện về gia đình nhưng mỗi thành viên lại có một câu chuyện riêng. Nhờ đó, các nội dung của cách tiếp thị này không bao giờ bị cạn kiệt.

3. Để chiến dịch đạt hiệu quả, cần lưu ý gì tiếp thị bằng câu chuyện

Mặc dù, tiếp thị bằng câu chuyện mang lại những hiệu quả nhất định cho thương hiệu của bạn, nhưng để thực sự tạo nên một chiến lược quảng bá ấn tượng, các chủ quán cần chú ý một số điều sau. Đầu tiên, để việc tiếp thị bằng cách kể chuyện thực sự thành công và tạo được sức lan tỏa như mong đợi, bạn cần chia sẻ câu chuyện phù hợp với từng thời điểm thích hợp. Chẳng hạn, mùa Trung thu hay Tết Nguyên đán, bạn nên chia sẻ những mẩu chuyện về sự đoàn viên của gia đình. Tuy nhiên, bạn hãy sử dụng những góc nhìn khác biệt, thay vì lặp lại những cách kể chuyện vốn đã quen thuộc. Bởi những câu chuyện liên quan đến những khoảng thời gian nhất định sẽ tạo được ấn tượng sâu sắc cũng như được chia sẻ rộng rãi hơn.

Điểm thứ hai bạn cần lưu ý là hãy lựa chọn các chủ đề của câu chuyện phù hợp với khách hàng mục tiêu của bạn. Vì chỉ khi “mượn” những câu chuyện đúng với nhu cầu và sở thích của khách hàng tiềm năng, việc tiếp thị mới đạt được hiệu quả như bạn mong đợi. Nếu như bạn hướng đến những khách hàng văn phòng, thì những câu chuyện về việc đi làm xa quê, áp lực công việc hay những ngã rẽ về việc làm sẽ là chủ đề được họ yêu thích và dễ dàng lan tỏa. Hoặc nếu bạn hướng tới nhóm khách trẻ, những câu chuyện vui vẻ, hợp xu hướng và thú vị sẽ là những nội dung mà câu chuyện tiếp thị bạn nên hướng đến.

Bên cạnh đó, một lưu ý nữa là bạn cần lựa chọn độ dài câu chuyện tương ứng với các nền tảng tiếp thị khác nhau. Mỗi phương thức truyền thông sẽ có một độ dài được ưu ái nhất định để đạt được hiệu quả tối đa. Chẳng hạn với Instagram, thường thì định dạng hình ảnh sẽ được khách hàng yêu thích hơn cả. Hay với nền tảng “mới nổi” TikTok, những đoạn video ngắn, thường sẽ dưới 1 phút, được khách hàng quan tâm nhiều nhất. Do đó, bạn hãy dành thời gian để xem đâu là thời gian tối ưu nhất đối với từng nền tảng để có thể đạt được kết quả tốt nhất.

Việc sử dụng các câu chuyện gần gũi và chân thực là cách chạm đến cảm xúc khách hàng nhanh nhất để sản phẩm, thương hiệu của bạn ghi sâu trong tiềm thức khách hàng. Nhưng để cách tiếp thị này đạt được hiệu quả tối đa, bạn hãy chú ý đến những chia sẻ trong bài viết. Nếu không, đôi khi cách tiếp thị này còn mang lại những phản ứng “ngược” khiến khách hàng có cảm nhận không thiện cảm với thương hiệu của bạn.

Quỳnh Phạm
Đọc thêm

DanTriSoft là công ty chuyên cung cấp phần mềm quản lý bán hàng cho lĩnh vực F&B (phần mềm quán cafe, phần mềm quán ăn, phần mềm nhà hàng, phần mềm karaoke, phần mềm bida...), có hơn 35.000+ quán trên toàn quốc sử dụng. Để được tư vấn chuyên sâu hãy gọi số hotline 0906.799.838 (mr Trung Hiếu) để trao đổi về giải pháp phần mềm, máy móc thiết bị để quản lý.

Ngoài ra DanTriSoft có dành tặng phần mềm quản lý bán hàng miễn phí đến quán nhỏ nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư, để đăng ký sử dụng hãy vào link bên dưới


Dân Trí Soft làm phần mềm miễn phí từ 2015 đến nay và chỉ mong muốn được CHO ĐI ngày càng nhiều hơn, tạo nhiều giá trị cho xã hội hơn, giúp cuộc sống tốt đẹp hơn, tạo công ăn việc làm nhiều hơn.

Món quà có giá trị thị trường là 5 triệu đồng/phần mềm.

Món quà tặng phần mềm quản lý bán hàng miễn phí này là nồi cơm Thạch Sanh, nên ai muốn dùng cứ lấy, muốn bao nhiêu cứ lấy, có thể lấy giúp cho bạn bè người thân và mời gọi mọi người cùng nhận lấy thoải mái.

0 Nhận xét